Đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch, văn bằng chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch.

Câu hỏi ôn tập Du lịch

CÂU HỎI ÔN TẬP NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN

 

Câu 1. Anh (chị) hãy trình bày một số điểm tham quan tiêu biểu của trung tâm du lịch Hà Nội và thiết kế một tour du lịch điển hình với thời gian 2 ngày 1 đêm cho đối tượng khách là khách Nhật Bản (Trung Quốc)

Câu 2 : Hãy kể tên các di sản văn hoá thế giới tại Việt Nam (năm công nhận, địa điểm, loại hình di sản) và nêu vắn tắt giá trị của các di sản đó

Câu 3 : Nêu và phân tích đặc trưng tâm lý của các nhóm du khách được phân loại theo thái độ đối với người phục vụ.

Câu 4 : Trình bày những đặc trưng tâm lý của du khách Trung Quốc (Hoặc Nhật Bản). Cần lưu ý những gì khi giao tiếp với các du khách này.

Câu 5 : Theo anh (chị) cần quan tâm đến nguyên tắc giao tiếp du lịch nào trong tình hình Việt Nam hiện nay?

Câu 6 : Theo anh (chị) người hướng dẫn viên du lịch cần có những phẩm chất nào? Anh (chị) thấy mình cần rèn luyện phẩm chất nào của người hướng dẫn viên du lịch? Vì sao?

Câu 7 : Trình bày những thành tựu cơ bản của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc của người Việt cổ.

Câu 8 : Nêu nội dung, ý nghĩa của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930?

Câu 9: Anh (chị) hãy trình bày quy trình xây dựng một chương trình du lịch trọn gói.

 


PHẦN TRẮC NGHIỆM

 

Đề số 1: Những câu sau đây đúng hay sai?

1.      Luật du lịch là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam

2.      Luật du lịch điều chỉnh mọi quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội.

3.      Hệ thống chính chị của nhà nước CHXHCN Việt Nam bao gồm Nhà nước Cộng hòa  XHCN Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam.

4.      Các cơ quan quản lý du lịch của nhà nước CHXHCN Việt Nam chỉ ở cấp trung ương.

5.      Ủy ban nhân dân các cấp không có thẩm quyền quản lý về hoạt động du lịch.

6.      Mọi văn bản quy phạm pháp luật đều là nguồn của Luật du lịch.

7.      Chủ thể của quan hệ pháp luật du lịch là các cơ quan có thẩm quyền quản lý về du lịch.

8.      Theo quy định của Luật du lịch 2005, khách du lịch được hiểu là cá nhân đi du lịch.

9.      Chỉ có cá nhân mới có quyền kinh doanh du lịch.

10.  Kinh doanh lữ hành là một hoạt động kinh doanh du lịch.

11.  Tổng cục du lịch là cơ quản quản lý có thẩm quyền chung.

12.  Nội dung của quan hệ pháp luật du lịch là những quyền và lợi ích mà khách du lịch mong muốn đạt được khi tham gia hoạt động du lịch.

13.  Vi phạm quy định về xúc tiến du lịch là một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

14.  Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là hai năm kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm hành chính được thực hiện.

15.  Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đều bị xử phạt bằng tiền.

Đề số 2: Những câu sau đây đúng hai sai?

1.      Luật du lịch không có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng biệt.

2.      Chính phủ là cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương.

3.      Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là các cơ quan có thẩm quyền quản lý về du lịch ở cấp Trung ương và địa phương.

4.      Hệ thống chính trị của nhà nước CHXHCN Việt Nam bao gồm Đảng cộng sản và các tổ chức chính trị khác.

5.      Các cơ quan quản lý về du lịch là một loại chủ thể của quan hệ pháp luật về du lịch.

6.      Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

7.      Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đều bị áp dụng hai hình thức xử phạt vi phạm hành chính đó là: hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung.

8.      Vi phạm quy định về kinh doanh lưu trú du lịch là một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

9.      Chủ thể của quan hệ pháp luật du lịch bao gồm cơ quan quản lý du lịch và khách du lịch.

10.  Luật du lịch 2005 là một loại nguồn của Luật du lịch.

11.  Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch; tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; cộng đồng dân cư và cơ quan tổ chức cá nhân có liên quan đến du lịch.

12.  Mọi quan hệ đều là quan hệ pháp luật du lịch.

13. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch phải chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

14.  Tất cả các chủ thể của quan hệ pháp luật du lịch đều có các quyền và nghĩa vụ cụ thể được quy định trong Luật du lịch 2005.

15.  Cơ quan quản lý có thẩm quyền riêng cao nhất về du lịch là Tổng cục du lịch.

 

 Hoặc bấm vào đây để tải về

 

 

 

 

 

]]> Chuyên cung cấp giải pháp :

Phần mềm quản lý bán hàng

SiteMap

Tin tức khác

Phan mem quan ly ban hang,LỊCH THI VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP K93LỊCH THI VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP K93
Phan mem quan ly ban hang,LỊCH THI VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP K81LỊCH THI VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP K81
Phan mem quan ly ban hang,LỊCH THI VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP K81LỊCH THI VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP K81
Phan mem quan ly ban hang,LỊCH THI VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP K80LỊCH THI VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP K80
Phan mem quan ly ban hang,LỊCH THI VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP K77LỊCH THI VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP K77
Phan mem quan ly ban hang,LỊCH THI VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP K75LỊCH THI VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP K75
Phan mem quan ly ban hang,LỊCH THI VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP K73LỊCH THI VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP K73
Phan mem quan ly ban hang,LỊCH THI VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP K71LỊCH THI VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP K71
Phan mem quan ly ban hang,LỊCH THI VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP K69LỊCH THI VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP K69
Phan mem quan ly ban hang,LỊCH THI VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP K67LỊCH THI VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP K67