Tại sao nên đi du lịch theo nhóm ?
Du lịch theo nhóm sẽ là những trải nghiệm thú vị nhất trong cuộc đời bạn. Hãy cũng chúng tôi trải nghiệm một chuyến đi ...
Trước ngày khởi hành, hãy xem lại những giấy tờ tuỳ thân mang bên mình: thẻ căn cước, giấy thông hành, vé xe, vé tàu… Sắp sẵn quần áo và đồ dùng cá nhân cần thiết vào xách hành lý từ hôm trước. Bạn nên có mặt ở điểm hẹn tập trung khởi hành ít nhất là 15 phút trước quy định để còn sắp xếp chỗ ngồi, hành lý vào xe. Đừng tiếc nụ cười và lời chào hỏi với những người đồng hành để chuyến đi thêm thú vị.
Khi bạn lên xe hay xuống xe, hãy nhường cho người già yếu, trẻ thơ, phụ nữ đi trước và giúp đỡ họ khi cần thiết. Nên theo thứ tự trong lối đi trên xe: đừng chen lấn vội vã xô đẩy người trước, nhưng cũng đừng quá nhẩn nha chậm rãi làm vướng lối người sau. Nếu chỗ ngồi không được quy định trong vé thì hãy nhường chỗ tốt cho người già yếu, tàn tật, trẻ thơ, phụ nữ… Mỗi người có một chỗ ngồi, đừng lấn sang chỗ của người khác. Là người lịch sự, bạn đừng bao giờ để cả xe phải chờ mình vì luôn để quên đồ trong khách sạn, vì còn mải xếp va-li, vì phải bấm vài tấm hình đẹp. Nếu được người khác nhờ bấm máy, thì dù là « phó nhòm » chuyên nghiệp, bạn cũng nên nhanh tay, hoặc tế nhị khất đến lần tới nếu thấy cả đoàn chờ đợi đã lâu. Khi xe chạy, bạn không tò mò liếc đọc ké sách báo của người bên cạnh, cũng không thao thao bất tuyệt kể lể về đời tư hoặc công việc riêng của mình nhiều; bạn cũng nên tế nhị bớt trò chuyện với những người ba hoa để họ cùng với mình tôn trọng những người chung quanh. Đừng kể những tai nạn mới xảy ra làm những người đồng hành bất an, cũng đừng kể lể hoài về những gì mình đã mua và định mua, những nơi mình đã đi hay dự tính sẽ đi, hoặc khoe khoang về gia đình và quan hệ… Phép lịch sự đòi hỏi bạn bớt nói về cái tôi của mình để lưu tâm và lắng nghe người bên cạnh; nhưng nếu được hỏi tới thì bạn cũng chân thành và vắn tắt trả lời, đừng quá dè dặt khép kín để rồi làm người khác ngại tiếp xúc. Thỉnh thoảng có thể dí dỏm kể chuyện vui, tạo bầu khí thoải mái; cũng có lúc cần để ý giữ yên lặng nếu thấy những người khác cần nghỉ ngơi; nhất là đừng bao giờ áp đặt người khác bằng chuyện của mình, ý kiến riêng của mình.
Ở khách sạn, bạn cũng cần tôn trọng thời gian,không gian và lối sống của người khác. Đừng về phòng bất kể giờ giấc, gây tiếng động, ồn ào nói chuyện làm phiền người chung quanh, bật đèn sáng hay bật truyền hình lớn tiếng, không bầy vật dụng chiếm hết chỗ trong phòng tắm, phòng ngủ. Nếu phải về quá khuya hoặc dậy quá sớm, hãy đi đứng nhẹ nhàng để khỏi làm mất giấc ngủ của người bạn đồng hành. Nhớ đừng nói chuyện to tiếng làm ảnh hưởng tới phòng bên cạnh, vách ngăn đôi khi cũng có « tai» đấy, bạn ạ.
Lúc vào bàn ăn, đừng quên hỏi người bên cạnh là chỗ còn trống hay không. Ngược lại, nếu chỗ kế bên mình còn trống, hãy mời vào bàn những người cô đơn, ít thích nghi với nhóm. Nên đợi đủ bàn mới bắt đầu bữa ăn và cũng đợi mọi người ăn xong món cũ thì mới bắt đầu sang món mới. Đừng quá để ý đến khẩu phần nhiều hay ít nhưng cũng đừng giành hết phần lớn cho mình. Người lịch sự không cắm cúi lặng lẽ ăn và cũng không thao thao bất tuyệt về những gì đã ăn, những gì sẽ ăn như 1 kẻ sành sỏi, không nói vọng từ bàn này sang bàn kia hoặc thì thầm phê bình người khác. Hãy nói chuyện vui, ngắn gọn đối thoại để mọi người có thể cùng tham gia vui vẻ.
Khi đi tham quan các điểm du lịch, đừng oang oang diễn giải thay người hướng dẫn hoặc có quá nhiều đề nghị làm như mình là trưởng đoàn. Cũng đừng bám riết lấy người hướng dẫn hoặc người trưởng đoàn để thắc mắc, cho ý kiến… Hãy nhớ họ là «người của mọi người» và họ cũng vừa đủ thời giờ, vừa đủ mệt để lo tròn phận vụ. Nếu bạn cần hỏi han, hãy vắn tắt và lịch sự, rồi cảm ơn khi nhận sự trả lời, giải thích. Cần phải hoà đồng với mọi người, đôi khi phải hi sinh sở thích và ý kiến riêng để tạo bầu khí chung. Vào những nơi tôn nghiêm, nên ăn mặc đàng hoàng và có thái độ tôn kính, hãy bỏ mũ xuống và tôn trọng bầu khí thinh lặng, nếu cần nói thì phải nhỏ tiếng. Lúc phải lên xe, đừng để cả đoàn phải đợi mình quá lâu vì những đồ kỷ niệm cần mua, những tấm hình lưu niệm. Khác với việc du lịch cá nhân hay gia đình ở chỗ chúng ta có quyền quyết định, ra chương trình, thay đổi giờ giấc, hướng đi. Chuyến du lịch theo nhóm đòi hỏi mọi người tôn trọng chương trình có sẵn và sự điều động của trưởng đoàn, chúng ta có thể nêu ý kiến riêng nhưng phải đợi sự tán thành chung. Nếu có những ý kiến, những đề nghị được nêu ra trong đoàn, chúng ta đừng bài bác thẳng thừng và cũng đừng bao giờ tự quyết định mà không hỏi ý chung của mọi người. Hãy làm sao cho cuộc du hành và những ngày sống bên nhau trở thành những kỷ niệm vui vẻ khó quên trong đời, bạn ạ .
Khi lên đường trở về, chúng ta không cần phải cho riêng, nhưng cũng đừng quên góp chung tiền phục vụ (pourboires, services) tặng những người phục vụ trong khách sạn, tài xế, người hướng dẫn, trưởng đoàn… Ở đây không chỉ là phép lịch sự, mà còn là cách bày tỏ sự hài lòng và niềm tri ân với những người đã giúp chúng ta trải qua những ngày thú vị tuyệt vời trong cuộc sống.
Trong chuyến du lịch chung, chúng ta cần «cho đi» nhưng cũng được «nhận lại» rất nhiều . Sự chung sống sẽ phong phú hoá đời sống chúng ta, tạo sự gần gũi giữa người với người trong tấm lòng chung hướng về những điều thiện hảo và hoàn mỹ. Cho dù thời gian bên nhau thật ngắn ngủi, nhưng với ý thức đồng cảm, con người nối kết với không gian và thời gian để tạo sự thoải mái cho mình và cho người bên cạnh. Làm nảy nở thêm tình cảm, trau dồi thêm kiến thức, có được sức sống mới sau những ngày nghỉ vui tươi trong tình thân hữu mới nở rộ và có thể phát triển, tồn tại mãi về sau.
]]> Chuyên cung cấp giải pháp :
Phần mềm quản lý bán hàng
SiteMapNhững điều mà bạn không được dạy ở trong trường Hướng dẫn viên du lịch (Phần 2)
Những điều mà bạn không được dạy ở trong trường Hướng dẫn viên du lịch (Phần 1)
Tính cách hợp với nghề hướng dẫn viên du lịch
PHÂN LOẠI KHÁCH DU LỊCH CHO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
Kỹ năng thuyết trình của hướng dẫn viên du lịch
Những yêu cầu quan trọng trong nghề hướng dẫn viên du lịch